Bấm vào đây để mở menu
heo ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết: tính đến ngày 20/6/2024, cả nước đã đưa được 78.024 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 62,4% kế hoạch năm (125.000 lao động) và đạt 107% so với số lượng lao động xuất cảnh trong 6 tháng đầu năm 2023.
Một số thị trường ngoài nước tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam gồm: Nhật Bản 40.597 lao động, Đài Loan 27.350 lao động, Hàn Quốc 5.565 lao động, Trung Quốc 1.081 lao động, Singapore 609 lao động, Rumani 379 lao động, Hungary 264 lao động, Ba Lan 196 lao động, Ả rập xê út 317 lao động, Canada 39 người…
Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình ngành nghề công việc như: sản xuất, chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...); xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình) với điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm.
Thu nhập của người lao động cao và ổn định, giao động từ 1.200 – 1.600 USD/tháng tại Nhật Bản và Hàn Quốc; 800 - 1.200 USD/tháng tại Đài Loan và các nước Châu Âu; 700 – 1.000 USD/tháng đối với lao động có nghề và 500 – 600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở địa bàn Trung Đông, Châu Phi.
Bên cạnh các thị trường đang tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, thì các thị trường khác cũng đang có nhu cầu đối với lao động Việt Nam như các nước thuộc Đông Âu (Rumani, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Serbia)...
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước phát biểu
Ông Phạm Viết Hương cho biết thêm: trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tình hình lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo định kỳ hàng tháng; thông tin cảnh báo, ngăn chặn lừa đảo lao động đi làm việc tại một số thị trường, ngành nghề như Australia (trong lĩnh vực nông nghiệp); Hàn Quốc (trong lĩnh vực dịch vụ theo thị thực E9)… Đồng thời, khuyến cáo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng; thông tin hướng dẫn và tư vấn người lao động về những sự chuẩn bị cần thiết và các kênh/hình thức để đảm bảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả.
“Thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vấn đề nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác nước ngoài, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế cũng được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần đảm bảo được vị thế của người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài, cũng như nâng cao trình độ của người lao động để về làm việc trong nước” - Phó Cục trưởng Phạm Viết Hương chia sẻ.
Theo báo cáo của Trung tâm Lao động ngoài nước, trong 6 tháng đầu năm 2024, đã có 5.514 lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản theo Chương trình EPS, IM Japan và Chương trình hộ lý Osaka.
Hiện có gần 45.000 lao động đăng ký kỳ thi tiếng Hàn để thi tuyển sang Hàn Quốc làm việc ở các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp (chỉ tiêu là 15.374 lao động).
Trung tâm đã hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi tiếng Hàn và tay nghề cho người lao động trong các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Kết quả có 3.034 lao động trong ngành ngư nghiệp và 895 lao động ngành nông nghiệp đạt yêu cầu, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Trung tâm đang phối hợp với HRD Korea tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho người lao động trong ngành sản xuất chế tạo, kỳ thi kết thúc vào ngày 22/6 và dự kiến kỳ thi tay nghề sẽ được tổ chức từ ngày 20/7/2024.
Hỗ trợ Nhà tuyển dụng
Hỗ trợ Người tìm việc
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM - GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP PHÚ THỌ